Sự thật về khâu saddle stitch – Đỉnh cao nghệ thuật khâu tay 2023

Khâu saddle stitch mà người chơi đồ da lâu năm cũng chưa chắc đã biết

Khâu saddle stitch là gì, vì sao khâu saddle stitch được xem là nghệ thuật khâu tay đỉnh cao của đồ da thủ công.

 

Khâu saddle stitch là hình thức khâu tay trong đó cả hai đầu của một chiều dài của sợi chỉ được luồn qua từng lỗ khâu, vắt chéo qua lại dọc theo toàn bộ chiều dài của mảnh khâu.

Kỹ thuật saddle stitch được ứng dụng đầu tiên trên những chiếc yên ngựa, được gọi là saddle. Từ lúc xưa, kỹ thuật này được thực hiện với chỉ sợi to. Về sau, kỹ thuật này được thao tác trên sợi chỉ kích cỡ mảnh hơn so với truyền thống, nhằm mang lại nét đẹp tinh tế hơn cho sản phẩm.

Với đồ da cao cấp thì đường kim mũi chỉ cũng giống như cái răng cái tóc vậy. Cần phải chỉn chu, sạch sẽ và gọn gàng. Để có được nét đẹp này, hãy cùng A’Leather tìm hiểu  phương pháp khâu saddle stitch truyền thống nhé !

Để tạo ra được những sản phẩm kỳ công, những đường may được thực hiện tỉ mỉ qua các bước sau:

Khâu thủ công hai kim

Trước tiên, bề mặt da cần được đục lỗ cẩn thận và ngay hàng thẳng lối. Thao tác đục có thể được thực hiện bằng dùi hoặc bằng đục thép. Sau đó, sợi chỉ được luồn qua 2 kim thép rồi lần lượt từng mũi kim sẽ được xuyên qua từng lỗ đục rồi sau đó siết lại tạo thành 1 mối chỉ.

Lực siết chỉ không những phải đủ chặt để khóa mối chỉ lại mà còn phải thật đều tay giữa các mối chỉ để đảm bảo đường chỉ khâu đều và đẹp.

Đục lỗ trước khi khâu

Bởi vì được khâu bằng tay cho nên bề mặt da cần được đục lỗ trước khi luồn kim qua. Khác với vải vóc, mũi kim có thể xuyên qua sợi vải dễ dàng, thao tác khâu trên da cần được đục lỗ xuyên qua mặt da trước. Nếu kỹ thuật không tinh xảo, các lỗ đục không đẹp thì đường chỉ khâu sẽ mất thẩm mỹ.

Tùy vào kích thước của vị trí cần khâu mà người thợ sẽ chọn cây đục có 2 chân hoặc 6 chân. Ở các đoạn ngắn hoặc đường cong thì đục 2 chân sẽ cho độ chính xác cao hơn, tạo nên các góc cong mềm mại hơn.

Tuy nhiên, thử thách thật sự lại nằm ở các đoạn dài như ở ví dài hoặc dây thắt lưng. Nếu đục không cẩn thận thì các lỗ đục sẽ không thẳng hàng, dẫn đến đường chỉ khâu bị lệch.

 

Ưu điểm của khâu Saddle Stitch

Như đã biết, để thực hiện kỹ thuật khâu này cần dùng 2 kim. Cận cảnh trong hình cho thấy rõ chỉ khâu sẽ đi xuyên qua cả hai mặt da, từ trong ra ngoài, từ trái qua phải. Vì vậy mà từng đường chỉ sẽ “khóa” lẫn nhau, tạo nên độ gắn kết vô cùng chắc chắn. Khi một mối chỉ bị đứt vẫn không thể dễ dàng tháo tuột hết chỉ khâu ra như kỹ thuật khâu bằng máy may.

 

Đây là kỹ thuật khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề cao của những người thợ thủ công, những món đồ handmade cao cấp hầu hết đều được ứng dụng kỹ thuật khâu này. Bạn còn câu hỏi gì về đồ da cần giải đáp hãy comment xuống bên dưới để A’leather cùng bạn tìm hiểu nhé.

 

Tìm hiểu về dịch vụ đặt phụ kiện đồ da theo yêu cầu: TẠI ĐÂY