Chất liệu da tốt là một trong những yếu tố chủ đạo để tạo nên một sản phẩm đồ da handmade chất lượng và độc đáo. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về đặc điểm và độ phổ biến của từng loại da thường được sử dụng nhất.
Hãy cùng Aleather khám phá TOP 5 loại da phổ biến nhất trong ngành “công nghiệp” đồ da nhé!
Chất liệu da thuộc tự nhiên
Dòng da này còn có một tên gọi khác là da động vật như da cá sấu, da bò, da kỳ đà, da đà điểu, da cừu, da dê… Những tấm da được khai thác và xử lý thuộc da rất kỹ càng, tỉ mỉ và nhiều công đoạn.
Chính vì thế, có thể nói rằng đây là dòng chất liệu da đắt đỏ và xa xỉ nhất trên thế giới.
Da thuộc tự nhiên thường được sử dụng để làm túi xách, ví da, thắt lưng da, dây đồng hồ da… với giá thành cao hơn hẳn so với những nguyên liệu khác.
Trong làng thời trang thế giới, rất nhiều “gã khổng lồ” ưa chuộng sử dụng chất liệu này trong việc chế tác nên những phụ kiện đắt tiền như Hermes, Louis Vuitton, Prada, Channel…
Tuy nhiên, ở da thuộc tự nhiên vẫn chia nhỏ thành 2 loại hình khác nhau, bao gồm da Top Grain (da bề mặt) và da slit (da tách lớp).
Da Top Grain
Đây là lớp da nằm ở phía trên cùng của động vật. Chất liệu này thường có độ dày khoảng từ 1mm cho tới 1,5mm. Độ dày của chúng tùy loại động vật cũng như điều kiện khí hậu, chăm sóc và chủng loại.
Trong đó hoàn hảo nhất là các sản phẩm da bò từ Italia với khí hậu mát mẻ, ít côn trùng hút máu nên độ dày, hoàn hảo cao. Đây là phần đẹp nhất của lớp da động vật nên được ưu tiên làm những sản phẩm cao cấp, tinh xảo.
Da Split
Da split hay còn gọi là da tách lớp, là vật liệu da đã qua xử lý. Chất liệu này đã được loại bỏ phần Top Grain để biến tấu thành da lộn hoặc da tách lớp sau đó phủ lên bề mặt tùy ý.
Với lớp phủ này có thể tăng thêm độ sáng bóng, nhuộm màu hoặc vân da.
Chất liệu da công nghiệp
Cùng với sự phát triển vượt bậc và mức giá đắt đỏ của các sản phẩm da thuộc tự nhiên, các chất liệu da công nghiệp hiện nay đang dần dần chiếm ưu thế bởi sự tiện lợi và mức chi phí bình dân, phù hợp với mọi đối tượng.
Trong các ngành sản xuất phụ kiện đồ da, có 3 chất liệu da công nghiệp thường được sử dụng nhất trên thị trường là chất liệu da PU, da microfiber và da Simili.
Chất liệu da PU
Chất liệu này được tạo thành bằng cách sử dụng những tấm vải lót, vải dệt chất polyester hoặc da vụn. Sau đó, các chất liệu này sẽ được phủ 1-2 lớp nhựa PVC để tạo nên hình dạng da.
Cuối cùng chúng sẽ được phủ lên trên bề mặt Polyurethane để tạo nên vân da cũng như màu sắc của da.
Chất liệu da PU có rất nhiều ưu điểm “vượt bậc”, chính vì thế nó nhanh chóng trở thành con cưng của nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh phụ kiện thời trang, đồ da.
Các ưu điểm của dòng da này phải kể đến như: màu sắc đa dạng, độ bền cao, dễ dàng lau chùi, vệ sinh và đặc biệt là giá thành rẻ hơn rất nhiều so với chất liệu da thuộc tự nhiên.
Chất liệu da Microfiber
Da Microfiber được ví như là “ông hoàng” của các dòng da công nghiệp bởi nó mang ngoại hình và vẻ đẹp “xuất sắc” như những dòng da thật.
Không chỉ có dáng vẻ bên ngoài, kết cấu của chất liệu da này cũng gần tương tự với da thuộc tự nhiên. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về những chất liệu da thật và áp dụng trên vật liệu giả da microfiber.
Da Microfiber mô phỏng cấu trúc 3D của da thật sau đó được dệt xuyên kim. Kết quả cho da đời loại da công nghiệp hầu như giống da thật từ 90-95%.
Bề mặt bên ngoài được phủ lớp nhựa PVC giúp tạo màu, tạo vân da tùy ý. Vì thế khách hàng cũng đừng ngạc nhiên khi các loại da công nghiệp có vân da rất đa dạng. Thậm chí một số dòng da còn là da dạng trơn mịn, không có vân da.
Chất liệu da Simili
Da công nghiệp Simili là chất liệu có giá thành rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Chính vì thế, chất lượng của chúng có phần yếu thế hơn so với những dòng da công nghiệp khác.
Quá trình sản xuất da Simili giống với da PU khi cũng là các vải sợi dệt polyester tạo thành. Sau đó chúng được phủ lớp nhựa PVC lên bề mặt để tạo màu, độ bóng và vân da.
Tuy nhiên do liên kết lỏng lẻo nên có sự chênh lệch giữa lớp cốt da và lớp nhựa PVC nên dẫn tới tình trạng dễ dàng bị bong tróc, nổ rộp hoặc sờn rách.
Nhất là trong các điều kiện nóng ẩm hoặc nhiệt độ thay đổi dễ mắc phải. Chính những lý do này khiến vật liệu da công nghiệp simili không có độ bền cao.
Độ bền ước tính của chúng chỉ từ 2-3 năm mà thôi. Và thường chỉ được sử dụng trong các sản phẩm bình dân với giá trị thấp. Những sản phẩm cao cấp như nội thất ô tô, sofa cao cấp sử dụng da thật, da PU hoặc microfiber.
Tips nhỏ phân biệt các chất liệu da
Nếu không phải là người có kinh nghiệm thì rất khó có thể phân biệt được các chất liệu da với nhau. Bởi công nghệ ngày nay tạo ra các dòng da công nghiệp gần như giống hệ với da thật. Cả về bề mặt bên ngoài cho tới kết cấu da bên trong. Vì thế mà những cách phân biệt da thật, da giả dưới đây có thể giúp ích cho khách hàng.
– Nhìn bề mặt bên ngoài thì rất khó xác định được nên cách này chỉ là để tham khảo. Tùy từng nhận định và kiến thức của từng người mà đánh giá.
– Nhìn bề mặt bên trong của lớp da. Nếu đó là các sợi nilon, cotton hoặc sợi polyester thì đích thị đó là da công nghiệp. Còn nếu là các sợi xenlulozo thì có thể là da thật hoặc da microfiber.
– Ngửi là cách dễ phân biệt với các loại da chưa được xử lý. Nếu là da thật đặc biệt là top grain thì có mùi mỡ động vật. Ngược lại các loại da công nghiệp sẽ có mùi hóa chất, mùi nhựa pvc.
– Khi đốt da thật có mùi khét như kiểu thịt nướng, cháy còn da công nghiệp thì không có.
– Nước trên bề mặt vật liệu da thật có thể được thấm hút do các lỗ chân lông. Với sản phẩm da công nghiệp thì không do bề mặt được phủ lớp nhựa PVC nên không thấm nước.
Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã hiểu hơn về chất liệu da, các loại da phổ biến trong ngành đồ da để biết cách phân biệt và sử dụng để bảo quản những sản phẩm của mình sao cho bền và đẹp nhất.